top of page

Basic principles of language teaching and learning

[Tiếng Việt ở dưới]

Basic principles of language teaching and learning

With the goal of developing students’ language skills and communicative competence, Eduling follows these principles in their curriculum and language learning activities. These principles may be helpful for parents to decide what language learning options are suitable for their children and what extra opportunities to seek and organize.


1. A balanced curriculum

The curriculum as well as individual lessons should provide students with four important components: meaningful and comprehensible input, language focus, meaningful output, and fluency development.


2. Relevance

Course content is relevant to students’ backgrounds. Efforts are made to activate and build students’ background knowledge to facilitate comprehension of new concepts.


3. Comprehensible input

Comprehensible input is essential for L2 learning. Materials and teaching techniques are used to make sure students comprehend what is presented to them.


4. Output and interaction

Output and interaction are mechanisms for L2 development. Students need to have abundant opportunities to produce output in the oral and written modes. There are various types of output: restricted and extended output, monologic and interactive, in class and out of class.


5. Focus on form

When students encounter language input or participate in language production (output), their attention is also drawn to linguistic forms through various techniques, including input enhancements, metalinguistic explanation, input elaboration (giving examples), and corrective feedback.


6. Conditions for motivation, engagement, and autonomy

Language learning requires long-term engagement. While motivation helps learners to initiate the learning process, learner autonomy helps learners to set goals, monitor progress, and manage learning. While motivation ebbs and flows, autonomy can help learners to manage their motivation and emotions, reflect on experience, form productive habits, and seek appropriate learning opportunities. The degree of engagement (involving the cognitive, affective, and behavioral dimensions) in language learning and language use activities has a direct relationship with language learning success.


Note: Eduling is enrolling students for the following courses: IELTS 1, 2, 3; Impact 2, 3, 4, and writing classes for students at the intermediate level and higher.

Instagram: @edulingusa


Các nguyên tắc cơ bản của dạy và học ngoại ngữ

Với mục tiêu phát triển kĩ năng sử dụng ngôn ngữ (không phải làm bài thi ngữ pháp, từ vựng, hay ngữ âm), đây là những nguyên tắc chính của các lớp học và các hoạt động ngôn ngữ của Eduling. Những nguyên tắc này có thể giúp phụ huynh chọn lớp học phù hợp cho con cũng như tạo điều kiện cho con tham gia các hoạt động giúp phát triển ngôn ngữ.


1. Một chương trình học cân bằng

Chương trình học cần cân bằng 4 thành phần: ngôn ngữ “đầu vào” trong bối cảnh và trong tầm có thể tiếp thu của người học (comprehensible input), các hoạt động tập trung vào đặc điểm ngôn ngữ (language focus), các hoạt động “đầu ra” ngôn ngữ (output), và các hoạt động phát triển khả năng sử dụng ngôn ngữ tự nhiên và trôi chảy (fluency).

2. Nội dung phù hợp

Nội dung lớp học phù hợp với kiến thức nền đã có của học viên. Các lớp học sẽ có các hoạt động để khơi mở và phát triển vốn kiến thức nền của học viên để giúp học viên tiếp thu được kiến thức mới.

3. Ngôn ngữ đầu vào trong tầm tiếp thu (comprehensible input)

Ngôn ngữ đầu vào trong tầm tiếp thu của học viên là một nhân tố thiết yếu cho phát triển ngoại ngữ. Tài liệu và các kĩ thuật giảng dạy được sử dụng để đảm bảo học viên hiểu những nội dung bài học.

4. Ngôn ngữ đầu ra và tương tác ngôn ngữ (output and interaction)

Ngôn ngữ đầu ra và cơ hội tương tác là phương thức để phát triển ngoại ngữ. Học viên sẽ có nhiều hoạt động và cơ hội để “sản xuất” ngôn ngữ ở dạng nói và viết. Có các dạng ngôn ngữ đầu ra khác nhau: ngắn và dài, tương tác và không có tính tương tác, ở trên lớp và ngoài lớp.

5. Tập trung vào đặc điểm ngôn ngữ (focus on form)

Khi học viên tiếp thu vốn ngôn ngữ đầu vào và khi sử dụng ngôn ngữ, họ cũng sẽ được hướng dẫn để chú ý vào các đặc điểm ngôn ngữ. Giáo viên có thể sử dụng các kĩ thuật giảng dạy như làm nổi bật các đặc điểm đó khi trình bày ngôn ngữ đầu vào, giải thích quy tắc, đưa ví dụ thêm, và phản hồi khi học viên dùng sai.


​6. Các điều kiện tạo động lực, mức độ tham gia các hoạt động ngôn ngữ, và tính tự chủ (motivation, engagement, and autonomy)

Học ngôn đòi hỏi người học phải tham gia các hoạt động học và sử dụng ngôn ngữ trong một thời gian dài. Trong khi động lực có thể giúp người học khởi xướng việc học ngoại ngữ thì tính tự chủ giúp họ đặt mục tiêu, theo dõi tiến bộ, và sắp xếp việc học. Động lực của người học có thể lên hay xuống theo thời gian, và tính tự chủ có thể giúp người học kiểm soát và điều chỉnh động lực và các cảm xúc, rút kinh nghiệm, hình thành thói quen có ích, và tìm kiếm cơ hội học tập. Mức độ tham gia thể hiện ở bậc tư duy, cảm xúc, và hành động là nhân tố ảnh hưởng trức tiếp đến kết quả.


Ghi chú: Eduling đang tuyển sinh các lớp học IELTS 1, 2, 3; Impact 2, 3, 4, và các lớp viết trình độ trung cấp trở lên.

Instagram: @edulingusa

202 views0 comments
bottom of page